Học và làm theo Bác về gắn bó với nhân dân
(TG) - Sự thống nhất lợi ích giữa Đảng với nhân dân là Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của dân và vì thế, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là một yêu cầu tất yếu, là nhu cầu tự thân của Đảng và một nguyên tắc để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Tư tưởng “Dân là chủ và dân làm chủ” qua bài báo “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
TCCS - Bảy mươi năm đã trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận”. Bài báo tuy rất ngắn gọn, nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao và đặc biệt sâu sắc về tư tưởng, trong đó những tư tưởng của Người về “dân”, “dân là chủ và dân làm chủ”, “dân vận khéo” vẫn còn nguyên giá trị thời sự, cần được Đảng, Nhà nước ta kế thừa và vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Phòng, chống bệnh lười biếng
(TG) - Ngay từ những năm tháng đầu tiên khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Công việc khẩn cấp bây giờ” đã cảnh báo sớm về những biểu hiện, tính nguy hại của bệnh lười biếng. Nhận diện và đấu tranh phòng, chống bệnh lười biếng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên cũng là vấn đề rất cần thiết hiện nay.
Học và làm theo Bác để trở thành người đầy tớ của dân
(TG)- Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tinh thần làm việc và trách nhiệm của “người đầy tớ”/"công bộc" trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là đi đúng đường lối quần chúng, “từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”, thể hiện ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, hiểu dân, học hỏi kinh nghiệm từ nhân dân để hoàn thành trọng trách được giao phó.
Cán bộ trước hết "phải làm mực thước cho người ta bắt chước"
(TG)- Cán bộ, đảng viên nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng phải nêu gương về đạo đức cách mạng, tu dưỡng đạo đức cách mạng để xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự thoái hóa, biến chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Sự phát triển lý luận của Đảng về xây dựng văn hoá trong chính trị và kinh tế
(TG) - Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Ngay từ khi chưa giành chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được sự cần thiết phải gắn kết phát triển văn hóa với xây dựng, phát triển kinh tế xã hội; phải xây dựng văn hóa trong Đảng, trong hệ thống chính trị, trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống và đời sống văn hóa trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
(TG) - Trong hệ thống di sản tinh thần vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho muôn đời sau, tư tưởng của Người về đoàn kết, hợp tác quốc tế là định hướng chiến lược quan trọng cho đường lối, chính sách đối ngoại nói riêng, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam nói chung.