Thực hiện chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về dân vận chính quyền
Thực hiện chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về dân vận chính quyền. Trong bài báo “Dân vận” năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”(1). Người còn chỉ rõ: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh, v.v..) đều phải phụ trách dân vận”(2). Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vị trí, vai trò của công tác dân vận chính quyền trong điều kiện Đảng cầm quyền. Quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác dân vận chính quyền có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc để các cấp chính quyền từ Trung ương đến cơ sở đều có thể vận dụng được tùy theo phạm vi và chức trách của mình.
Suy nghĩ về thực hành “Dân vận khéo” theo tư tưởng Hồ Chí Minh
(Danvan.vn) Trong đổi mới phương thức, phương pháp dân vận vẫn cần chú trọng phương thức nêu gương. Hơn lúc nào hết mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu. Sức lay động lan tỏa của các gương tốt trong đời thường, trong sản xuất có ý nghĩa nêu gương cho nhân dân; bởi một tấm gương sống còn hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền.
Tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn cho công tác dân vận hiện nay
(Danvan.vn) Tác phẩm “Dân vận” đã khẳng định vị trí xứng đáng trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, với giá trị đặc biệt, thể hiện xuyên suốt tư tưởng “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. “Dân vận” là tâm huyết Bác dành cho mỗi cán bộ, đảng viên, khẳng định sâu sắc quan điểm dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đồng thời phản chiếu sinh động, trọn vẹn cả tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Truyền thống dân tộc – nền tảng trong hình thành phẩm chất của Lãnh tụ Hồ Chí Minh
TTBD - Có thể nói rằng, hiếm thấy trong lịch sử có một con người nào mà tên tuổi và sự nghiệp lại gắn bó với vận mệnh của cả dân tộc, cả đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể tìm thấy hình ảnh Người trong tâm trí của mỗi người dân và cũng có thể tìm thấy số phận của mỗi người dân trong từng suy nghĩ và hành động của Người. “Bác Hồ”- đó là cái tên trìu mến nhất, thiêng liêng nhất mà dân tộc Việt Nam đã dành để gọi vị lãnh tụ kính yêu của mình, người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc của cách mạng Việt Nam. Người đã để lại cho dân tộc và thời đại một di sản vô giá - tư tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức, trí tuệ Hồ Chí Minh.
Phong trào hành động cách mạng của thanh niên Việt Nam qua 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
TCCS - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ và dành muôn vàn tình yêu thương, chăm sóc, giáo dục thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Khắc ghi lời dạy của Bác trong Di chúc thiêng liêng để lại, 50 năm qua, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh luôn chú trọng tổ chức các phong trào hành động cách mạng nhằm tạo môi trường thực tiễn để thanh niên rèn luyện, khẳng định mình, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa vừa “hồng”, vừa “chuyên”.
Giá trị trường tồn của Tuyên ngôn Độc lập
(TG)- 74 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, đặc biệt là sau hơn 30 năm đất nước đổi mới, mỗi người dân Việt Nam càng thấy thấm thía hơn giá trị của độc lập, tự do; ý nghĩa lớn lao và sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và quyền của mỗi dân tộc. Đó cũng là khát vọng, mục tiêu, lý tưởng mà mọi dân tộc, quốc gia trên thế giới đều hướng đến.