Ý nghĩa của ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3
Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 được Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon chính thức công bố tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về vấn đề này từ tháng 6/2012. Đến nay, đã có 193 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam cùng cam kết ủng hộ, hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn để xây dựng một thế giới đại đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, đem lại hạnh phúc cho nhân loại.
Chân dung ba nghệ nhân đờn ca tài tử tiêu biểu ở thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
Trong quá trình khẩn hoang và hình thành vùng đất Nam bộ, người Nam bộ sáng tạo ra một dòng âm nhạc vô cùng đặc sắc, đó là nghệ thuật Đờn ca tài tử. Do mang giá trị nghệ thuật độc đáo và có tầm ảnh hưởng sâu rộng, hiện nay, Đờn ca tài tử không chỉ là tài sản chung của 21 tỉnh, thành khu vực Nam bộ, mà còn được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (gọi tắt là UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Những tài năng Đờn ca tài tử Đất Thủ
Soạn giả Quy Sắc tên thật Nguyễn Phú Quý, sinh năm 1924, tại Thủ Dầu Một - Bình Dương, vì tuổi già, sức yếu đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 25 phút ngày 6-1-2010 tại nhà riêng, hưởng thọ 86 tuổi.
Lưu bút tình nguyện
TTBD - Thời sinh viên, ai ai cũng muốn khắc ghi cho mình những hình ảnh ý nghĩa nhất. Với tôi, ý nghĩa nhất là khi trở thành một tình nguyện viên tham gia các hoạt động phong trào, các chương trình tình nguyện. Mỗi khi khép lại một chương trình, là khi đó trong lòng tình nguyện viên luôn dấy lên cảm xúc bồi hồi khó tả. Ví như chương trình lần này, chương trình " Festival Đờn ca tài tử lần thứ II" được tổ chức tại Bình Dương cũng vậy. Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi đã được trúng tuyển, trở thành Tình nguyện viên đồng hành trực tiếp cùng đơn vị được phân công, nhưng cũng lại vừa lo vì đối tượng lần này là các cô, chú độ tuổi trung niên trở lên. Áp lực càng tăng khi tôi cùng 3 bạn nữa biết được mình sẽ phụ trách đơn vị tỉnh Hậu Giang, tôi chợt nghĩ một tỉnh "xa lắc xa lơ" thì chắc hẳn cũng "khó gần" với mình? Thế nhưng, mọi thứ lại không như tôi tưởng.
Tình nguyện viên - cầu nối yêu thương
Nhằm phục vụ cho Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) Quốc gia lần II - Bình Dương năm 2017, Tỉnh đoàn Bình Dương đã tuyển chọn và tập huấn kỹ năng cho khoảng 100 tình nguyện viên. Đây là các bạn học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường cao đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh. Với sự năng động, nhiệt huyết và chu đáo, đội ngũ tình nguyện viên Bình Dương đã góp phần tạo cầu nối yêu thương giữa các tỉnh, thành phố với Bình Dương khi về với Festival.
Báo cáo tổng duyệt chương trình lễ bế mạc Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ II
Tối 10-4, tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm tỉnh đã diễn ra chương trình báo cáo tổng duyệt Lễ bế mạc Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ II – Bình Dương 2017. Đến dự có các đòng chí Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phạm Văn Cành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể.
Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ với nền âm nhạc dân tộc
Kỳ 1: Từ đờn ca tài tử đến sân khấu cải lương
Với bài Dạ cổ hoài lang (sáng tác năm 1919), cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã đặt viên gạch đầu tiên cho di sản đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ. Gần một thế kỷ qua, những đồng nghiệp kế thừa của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và quần chúng lao động yêu thích âm nhạc dân tộc đã phát triển di sản này lên đỉnh cao nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật ca kịch cải lương. Đây là loại hình nghệ thuật đã và đang trở thành “món ăn tinh thần” của hàng triệu người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung. Không chỉ có thế, nghệ thuật ca kịch cải lương Nam bộ còn được bạn bè trên thế giới tiếp nhận một cách trân trọng.