Cao su Dầu Tiếng: Đoàn Nông trường Long Tân phối hợp tổ chức về nguồn "Địa chỉ đỏ"
TTBD - Thiết thực lập thành tích thi đua sôi nổi chào mừng Tháng Thanh niên và chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024); Chào mừng Đại hội Chi đoàn nhiệm kỳ 2024 - 2027. Chiều ngày 22/3/2024 Đoàn Nông trường Long Tân phối hợp Xã đoàn Long Tân tổ chức về nguồn "Địa chỉ đỏ" tại Khu Di tích Lịch sử Rừng Kiến An.
Tham dự cùng hành trình có Đ/c Nguyễn Thị Bích Lệ - Phó Bí thư Đoàn TN Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng; đ/c Nguyễn Thị Yến Nhi - UV. BTV huyện Đoàn, chuyên viên Huyện Đoàn Dầu Tiếng; đ/c Nguyễn Võ Yến Phi - Bí thư Đoàn NTCS Long Tân; đ/c Đoàn Thị Hồng - Phó Bí thư Đoàn NTCS Long Tân; đ/c Phan Hồng Toàn - UV. BTV huyện Đoàn, Bí thư xã Đoàn - Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam xã Long Tân; đ/c Lữ Ngọc Anh Thư - Phó Bí thư xã Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội xã Long Tân; đ/c Trần Nhật Thanh Tâm - Phó Bí thư xã Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam xã Long Tân cùng với hơn 50 bạn ĐVTN của 02 đơn vị cùng tham dự.
.jpg)
.jpg)
Đoàn viên thanh niên xem tư liệu giới thiệu Khu di tích lịch sử Rừng Kiến An và tham quan phòng trưng bày truyền thống
Rừng Kiến An đã được chọn làm căn cứ cách mạng từ thời Pháp thuộc. Khi ấy, Pháp phân loại khu rừng này là rừng cấm 124, giáp với rừng cấm 123 ở An Tây, Bến Cát. Với địa hình thuận lợi là một khu rừng già, nằm giữa 2 con sông Sài Gòn và Thị Tính, rừng Kiến An trở thành vị trí đắt địa, có tầm quan trọng, có ý nghĩa chiến lược về mặt quân sự trên cửa ngõ phía Tây Bắc Sài Gòn. Cùng với các vùng căn cứ kháng chiến ở Bến Cát, nơi đây đã trở thành căn cứ của cách mạng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, là cái nôi của chiến khu Bắc Bến Cát. Căn cứ cách mạng rừng Kiến An, xã An Lập, Dầu Tiếng đã được UBND tỉnh Bình Dương công nhận là Di tích cách mạng cấp tỉnh tại Quyết định 3875/QĐ-UB, ngày 02 tháng 6 năm 2004. Tại đây, đoàn đã được xem phim tư liệu giới thiệu lịch sử khu di tích lịch sử Rừng Kiến An, tham quan phòng trưng bày truyền thống của Huyện, Khu tái hiện nơi sinh hoạt, hoạt động của các đoàn thể Ban An ninh.
.jpg)
.jpg)
Khu tái hiện nơi sinh hoạt, hoạt động của các đoàn thể Ban An ninh
.jpg)
Đoàn viên thanh niên chụp ảnh lưu niệm tại khu di tích lịch sử Rừng Kiến An
Hành trình về địa chỉ đỏ nhằm giúp tuyên truyền trong đoàn viên thanh niên về truyền thống đấu tranh cách mạng và thể hiện lòng biết ơn, sự tri ân của thế hệ trẻ đối với sự hi sinh anh dũng của thế hệ cha anh, đa dạng hóa công tác giáo dục truyền thống của Đoàn - Hội - Đội, thể hiện tấm lòng tri ân của các thế hệ hôm nay đối với các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Cùng ý nghĩa đó, ngày 23/3/2024 Đoàn Xí nghiệp chế biến tổ chức Hành trình Về nguồn – Tham quan học tập truyền thống cho cán bộ, ĐVTN tại Khu di tích Bạch Dinh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tham gia cùng đoàn có Đ/c Hà Ngọc Ái Trân – Bí thư Đoàn thanh niên, Đ/c Nguyễn Ngọc Liêm – Phó BT Đoàn thanh niên cùng các đồng chí trong Ban chấp hành và các bạn đoàn viên thanh niên.
.jpg)
.jpg)
.jpg)
Đoàn viên thanh niên tham quan Khu Di tích Bạch Dinh
Bạch Dinh được gọi theo tên tiếng Pháp là Villa Blanche nghĩa là Biệt thự trắng, nằm bên sườn núi lớn của thành phố Vũng Tàu tại địa chỉ số 4 đường Trần Phú, P.1, TP. Vũng Tàu. Mặt trước hướng ra biển, lưng tựa vào núi tạo cho Bạch Dinh một thế vững chắc. Bạch Dinh là tòa nhà 3 tầng, cao 19m, dài 25m, toàn bộ ngôi nhà được quét vôi trắng, cửa mái vòm, mái lợp ngói. Bạch Dinh được xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902, từng dùng là nơi nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương, Hoàng đế Bảo Đại và các đời Tổng thống Việt Nam. Nơi đây cũng là nơi chính quyền thuộc địa Pháp làm nơi giam lỏng vua Thành Thái từ ngày 12 tháng 9 năm 1907 đến năm 1916. Hiện nay Bạch Dinh được dùng làm bảo tàng trưng bày bộ sưu tập gốm sứ quý hiếm thời Khang Hy vớt được từ các tàu cổ đâm tại khu vực Hòn Cau – Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác. Bảo tàng lịch sử một khu vực nằm bên trong Dinh Thự, cũng là nơi lưu giữ hơn 8000 hiện vật cổ. Trong đó, phải kể đến bộ sưu tập gốm sứ Trung Hoa. Hầu hết tất cả hiện vật đều được làm từ gốm, sứ đã trên 20 nghìn năm tuổi.
Hành trình Về nguồn là hoạt động thường niên mang lại ý nghĩa thiết thực, giúp cho ĐVTN có dịp được trải nghiệm thực tế, vừa phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, giúp đoàn viên thanh niên hiểu rõ hơn về lịch sử và sự cống hiến của các thế hệ đi trước; qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ đoàn để phát huy sức trẻ và tinh thần xung kích đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển của đơn vị.
CTV Yến Phi, CTV Hoàng Hải (PA)