Độc lập - Tự do - Hạnh phúc: Từ khát vọng đến hiện thực
(TG)- Trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử, Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc đã không chỉ là khát vọng mà còn là hệ giá trị vô giá và trở thành trở thành lẽ sống, lý tưởng phấn đấu, hy sinh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân kiên định thực hiện. Trân trọng giá trị và thành quả của Cách mạng Tháng Tám, không lâu sau khi tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 12/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 49 về việc ghi tiêu đề: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm thứ nhất; bên dưới là Độc lập - Tự do - Hạnh phúc trên các công văn, điện văn, công điện, trát, đơn từ, báo chí, chúc từ,v.v..
Hồ Chí Minh - Người là nguồn cảm hứng muôn đời!
(TG)- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cả đời mình cho độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam và nhân dân các dân tộc bị áp bức như khẳng định của tiến sĩ Modagat Ahmet - Giám đốc UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: Hồ Chí Minh là một trong “ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”[1].
“Rạng danh Tổ quốc, cơ đồ Việt Nam!”[1]
(TG) - Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Bản Tuyên ngôn lịch sử vừa là lời tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào, vừa là thông điệp đối ngoại với toàn thế giới về sự ra đời của một chính thể độc lập, tự do. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định đanh thép “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.