Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và vận dụng tư tưởng của Người trong việc quy định một số vấn đề tôn giáo hiện nay
TTBD - Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo nên việc đoàn kết toàn dân trong đó có đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thắng lợi của cách mạng. Với một giác quan chính trị nhạy bén và sự mẫn cảm kiệt xuất, Hồ Chí Minh sớm nhìn thấy đồng bào các tôn giáo là một lực lượng quần chúng hùng hậu của cách mạng, là một bộ phận không thể thiếu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tập hợp quần chúng tín đồ các tôn giáo vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không những đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho tín đồ tôn giáo mà còn đem lại quyền tự do tôn giáo cho họ. Theo Người thì: "Tổ quốc được độc lập thì tôn giáo mới được tự do, dân tộc được giải phóng thì tôn giáo mới được giải phóng". Với chủ trương tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết, theo Hồ Chí Minh công tác tôn giáo phải nhằm mục tiêu là đoàn kết giữa người có đạo và người không có đạo, đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Với nội dung cốt lõi là: Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng của nhân dân và Đoàn kết lương - giáo, hòa hợp dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc rộng rãi và vững chắc, phục vụ cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là nguyên tắc được Đảng và Nhà nước ta thực hiện xuyên suốt từ trước tới nay.
Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phồn vinh, hạnh phúc
(ĐCSVN) - Cách đây 75 năm, sáng ngày 20/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng, Chính phủ phát đi “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, phát động toàn dân tộc Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Lời kêu gọi của Người đã trở thành dấu ấn lịch sử, khẳng định khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam, trở thành phương châm chiến lược chỉ đạo con đường cách mạng tiến đến thực hiện khát vọng phồn vinh, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam ngày nay.
Học tập phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh nhằm hoàn thiện hơn vai trò của cán bộ Đoàn
TTBD - Hồ Chí Minh không chỉ là nhà chính trị, nhà tuyên truyền, Bác còn là nhà báo, nhà thơ, nhà văn,... có nhiều tác phẩm thuộc các thể loại như báo chí, tiểu phẩm, thơ ca, truyện ký, kịch, văn chính luận... được Bác viết bằng nhiều thứ tiếng với nhiều bút danh khác nhau. Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất trong bài nói, bài viết của Người. Trong phong cách diễn đạt của Bác nổi bật lên nét đặc sắc đó là luôn tạo được sức cuốn hút mạnh mẽ đối với người nghe và người đọc, đây là kết quả của sự kết hợp hài hòa cái truyền thống với cái hiện đại, giữa phong cách phương Đông và phong cách phương Tây.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước vì dân trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
TTBD-Nhà nước vì dân là một trong 3 nội dung lớn về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt tư tưởng đó, Nghị quyết Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định và vận dụng nhằm phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước vì dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thiết kế bộ máy nhà nước - Từ lý luận đến thực tiễn
TTBD - Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, Người đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá, một hệ thống tư tưởng toàn diện và sâu sắc; một phong cách dân tộc, hiện đại, khoa học cách mạng và thiết thực. Và trong hệ thống các giá trị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, Tư tưởng Hồ Chí Minh về thiết kế bộ máy nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng để thiết kế bộ máy nhà nước Việt Nam chính quy, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Hồ Chí Minh với việc chăm lo đời sống nhân dân
TTBD-Trong cuộc đời làm cách mạng, mối quan tâm lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân” (1), phát huy mọi nguồn lực vốn có trong dân để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Dấu ấn trong phong cách tư duy của Lãnh Tụ Hồ Chí Minh
TTBD - Người phương Tây có câu “phong cách chính là con người”, con người ở đây hiểu theo cách nói của C.Mác “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, nghĩa là khi xem xét bản chất của con người phải có cách nhìn toàn diện và biện chứng, phải xem xét trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đa dạng và phong phú mà người đó tham gia, để đánh giá phong cách của một con người cũng phải làm như vậy.