Học tập phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh nhằm hoàn thiện hơn vai trò của cán bộ Đoàn
TTBD - Hồ Chí Minh không chỉ là nhà chính trị, nhà tuyên truyền, Bác còn là nhà báo, nhà thơ, nhà văn,... có nhiều tác phẩm thuộc các thể loại như báo chí, tiểu phẩm, thơ ca, truyện ký, kịch, văn chính luận... được Bác viết bằng nhiều thứ tiếng với nhiều bút danh khác nhau. Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất trong bài nói, bài viết của Người. Trong phong cách diễn đạt của Bác nổi bật lên nét đặc sắc đó là luôn tạo được sức cuốn hút mạnh mẽ đối với người nghe và người đọc, đây là kết quả của sự kết hợp hài hòa cái truyền thống với cái hiện đại, giữa phong cách phương Đông và phong cách phương Tây.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước vì dân trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
TTBD-Nhà nước vì dân là một trong 3 nội dung lớn về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt tư tưởng đó, Nghị quyết Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định và vận dụng nhằm phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước vì dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thiết kế bộ máy nhà nước - Từ lý luận đến thực tiễn
TTBD - Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, Người đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá, một hệ thống tư tưởng toàn diện và sâu sắc; một phong cách dân tộc, hiện đại, khoa học cách mạng và thiết thực. Và trong hệ thống các giá trị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, Tư tưởng Hồ Chí Minh về thiết kế bộ máy nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng để thiết kế bộ máy nhà nước Việt Nam chính quy, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Hồ Chí Minh với việc chăm lo đời sống nhân dân
TTBD-Trong cuộc đời làm cách mạng, mối quan tâm lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân” (1), phát huy mọi nguồn lực vốn có trong dân để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Bác Hồ với nỗi nhớ quê hương
TTBD - Chảy trong huyết quản dòng máu Lạc Hồng, ai cũng có trong tim hình bóng quê hương xứ sở: một quê hương mang dáng hình chữ S và một quê hương mang dấu ấn tuổi thơ - nơi chôn nhau cắt rốn của mình! Bác Hồ - Lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam ôm trọn trong tim bóng hình quê hương đất Việt, giữ cả ở đó hình bóng mái nhà tranh đơn sơ thủa bé, hàng rào râm bụt của tuổi thơ, mảnh vườn nhỏ với những luống khoai, củ sắn trong vườn và hương sen hòa tan trong gió những ngày hè, phảng phất đâu đó những câu hò xứ Nghệ cùng dòng nước sông Lam ấp ôm chân núi Hồng…
Dấu ấn trong phong cách tư duy của Lãnh Tụ Hồ Chí Minh
TTBD - Người phương Tây có câu “phong cách chính là con người”, con người ở đây hiểu theo cách nói của C.Mác “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, nghĩa là khi xem xét bản chất của con người phải có cách nhìn toàn diện và biện chứng, phải xem xét trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đa dạng và phong phú mà người đó tham gia, để đánh giá phong cách của một con người cũng phải làm như vậy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của cán bộ, Đảng viên trong “Di chúc” và sự vận dụng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
TTBD - Bàn về vấn đề đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ đặc biệt coi trọng vấn đề đạo đức đối với con người nói chung và cán bộ, đảng viên nói riêng, Người quan niệm đạo đức cách mạng là gốc của người cán bộ, đảng viên, vì vậy trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Bác viết nhiều tác phẩm để bàn về vấn đề này, đặc biệt “Di chúc” – tác phẩm được coi là bảo vật quốc gia gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là lời căn dặn của Bác gửi tới toàn Đảng toàn dân và toàn quân ta về những nhiệm vụ cách mạng. Trong đó, khi bàn về đạo đức cách mạng, Người căn dặn rằng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân…”. Lời dạy đó của Bác trong “Di chúc” về đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam - một Đảng cầm quyền đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết thống nhất và giải pháp xây dựng tổ chức cơ sở đoàn vững mạnh tại tỉnh Bình Dương hiện nay
TTBD - Chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một bộ phận quan trọng nằm trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho thế hệ trẻ những tình cảm và sự quan tâm sâu sắc. Học giả người Ấn Độ Mô-ham-mat I-xman Mat-Sua đã từng nói: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ duy nhất luôn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ và đánh giá cao vai trò của thanh niên trong sự nghiệp dây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặc biệt coi trọng việc xây dựng và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất vững chắc về chính trị, tư tưởng và tổ chức đoàn thanh niên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ đoàn phải có năng lực toàn diện và sức chiến đấu cao, thật sự xây dựng đoàn TNCS Hồ Chí Minh là cách tay đắc lực của Đảng, với năng nổ, nhiệt huyết của tuổi trẻ luôn nhận thức đúng đắn, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết phấn đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy, việc nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết thống nhất vào xây dựng tổ chức đoàn ở cơ sở hiện nay có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.