Kết quả và bài học kinh nghiệm học và làm theo Bác ở tỉnh Bình Dương
(HCM.VN) - Thực tiễn qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Bình Dương chủ động, nghiêm túc quán triệt, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Với nhiều cách làm sáng tạo, thực chất đã tạo được sự chuyển biến tích cực về ý thức tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong Văn kiện Đại hội XIII
(TG) - Tư tưởng về đoàn kết tôn giáo là nội dung quan trọng nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân rộng lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Xuất phát từ điều kiện thực tiễn Việt Nam và sự nhìn nhận giá trị nhân văn, tốt đẹp của tôn giáo. Hồ Chí Minh không chỉ đã nêu lên và quán triệt chỉ đạo xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, mà chính Người là tấm gương, là ngọn cờ quy tụ khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó có chức sắc và đồng bào các tôn giáo. Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nêu nhiều vấn đề thể hiện nhận thức mới, đầy đủ hơn, phù hợp hơn của Đảng về vấn đề đoàn kết tôn giáo, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước hiện nay.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong học và làm theo Bác ở Hà Nội
TTBD - Những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”(Chỉ thị 05), với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, sáng tạo, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo tập trung tuyên truyền, phổ biến những điểm mới, những nội dung cơ bản của Chỉ thị; xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình của từng địa phương, đơn vị, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô.
Những nguyên tắc cơ bản trong văn hóa giao tiếp hành chính của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vận dụng phong cách văn hóa ứng xử của Bác vào việc xây dựng văn hóa giao tiếp trong đoàn viên thanh niên hiện nay
TTBD - Phong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, dân tộc ta; là tấm gương sáng để mỗi người có thể học tập và noi theo. Tính nhất quán trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là sự chân thành bình dị, tự nhiên, trong vắt như suối tận nguồn của một tâm hồn đại trí, đại nhân, đại dũng; không phải là “nghệ thuật xã giao” được gò theo những nguyên tắc định sẵn, càng không phải là những “xảo thuật xử thế” giả dối để mua chuộc lòng người, mà đó là sự "kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau của các dân tộc”; hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và vận dụng tư tưởng của Người trong việc quy định một số vấn đề tôn giáo hiện nay
TTBD - Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo nên việc đoàn kết toàn dân trong đó có đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thắng lợi của cách mạng. Với một giác quan chính trị nhạy bén và sự mẫn cảm kiệt xuất, Hồ Chí Minh sớm nhìn thấy đồng bào các tôn giáo là một lực lượng quần chúng hùng hậu của cách mạng, là một bộ phận không thể thiếu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tập hợp quần chúng tín đồ các tôn giáo vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không những đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho tín đồ tôn giáo mà còn đem lại quyền tự do tôn giáo cho họ. Theo Người thì: "Tổ quốc được độc lập thì tôn giáo mới được tự do, dân tộc được giải phóng thì tôn giáo mới được giải phóng". Với chủ trương tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết, theo Hồ Chí Minh công tác tôn giáo phải nhằm mục tiêu là đoàn kết giữa người có đạo và người không có đạo, đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Với nội dung cốt lõi là: Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng của nhân dân và Đoàn kết lương - giáo, hòa hợp dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc rộng rãi và vững chắc, phục vụ cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là nguyên tắc được Đảng và Nhà nước ta thực hiện xuyên suốt từ trước tới nay.
Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phồn vinh, hạnh phúc
(ĐCSVN) - Cách đây 75 năm, sáng ngày 20/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng, Chính phủ phát đi “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, phát động toàn dân tộc Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Lời kêu gọi của Người đã trở thành dấu ấn lịch sử, khẳng định khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam, trở thành phương châm chiến lược chỉ đạo con đường cách mạng tiến đến thực hiện khát vọng phồn vinh, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam ngày nay.