Đờn ca tài tử Nam bộ - Bảo tồn và phát triển (Bài 12)
Bài 12: Sức hút đờn ca tài tử ở An Giang
Nhiều người lo ngại loại hình nghệ thuật dân tộc như đờn ca tài tử (ĐCTT) sẽ dần bị lãng quên, khi hàng loạt văn hóa ngoại lai xâm nhập. Và, một số giới trẻ hiện nay chỉ thích điệu sôi động, hiện đại của nhạc điện tử, rap, rock, hip hop, K-pop… chứ nào để ý đến giai điệu trữ tình, trầm bổng của ĐCTT. Thế nhưng, khi đến An Giang thì nhận định đó là khá vội vàng, bởi nơi đây ĐCTT luôn sống với một sức hút mãnh liệt.
Đờn ca tài tử Nam bộ - Bảo tồn và phát triển (Bài 4)
Bài 4: Những danh ca, danh cầm của Bạc Liêu
Vùng đất Bạc Liêu không chỉ có những tác phẩm quan trọng, có thể nói là làm thay đổi cả bộ mặt của đờn ca tài tử (ĐCTT) và cải lương Nam bộ, mà nơi đây còn có nhiều danh cầm, danh ca tên tuổi của họ đã vang xa đến nhiều nơi trong cả nước.
Bài 3: Bản Dạ cổ hoài lang và những điều chưa biết
Bên cạnh những công trình được xây dựng mang đậm nét văn hóa phương Nam như: Quảng trường Hùng Vương có cây đờn kìm khổng lồ, Nhà hát ba nón lá, Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu… chúng tôi còn đặc biệt ấn tượng với những giai điệu tỉ tê của bản “Dạ cổ hoài lang” (DCHL) trong các xe taxi chở khách dạo quanh TP.Bạc Liêu. Qua đó cho thấy, ý thức bảo tồn ĐCTT Nam bộ và sự tôn sùng của người dân Bạc Liêu đối với bài ca “vua” này.
Đờn ca tài tử Nam bộ - Bảo tồn và phát triển
Bài 2: Ông Cao Văn Lầu và những giai thoại
Trong chuyến công tác tại Bạc Liêu, phóng viên Báo Bình Dương may mắn được gặp nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận, người có thể được xem là “chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về đờn ca tài tử (ĐCTT) Bạc Liêu và Nam bộ”. Nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận đã khái quát rằng: Nhạc sĩ Cao Văn Lầu có cuộc đời thật kỳ lạ, có những chuyện đã trở thành giai thoại lưu truyền. Nhìn về quá khứ, nhớ về những người có công rất lớn trong việc đặt nền tảng cho ĐCTT cũng là cách để chúng ta biết ơn cội nguồn văn hóa nghệ thuật của dân tộc…