Bước phát triển trong quy định của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên
(TG) - Ngay sau khi Quy định số 144-QĐ/TW về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới” (Quy định số 144) được ban hành, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã tung ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận một số nội dung trong Quy định. Do đó, cần nhận diện rõ mưu đồ của các thế lực thù địch để tiếp tục khẳng định bước phát triển trong quy định của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Phát huy tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên
Là người sáng lập và lãnh đạo Ðảng Cộng sản Việt Nam, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và đề cao vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên, bởi đảng viên có tiên phong, đi đầu thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước thì mới nêu gương được cho nhân dân học tập và noi theo, có như thế mới làm nên thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lạm quyền tự do ngôn luận cũng là một biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị
Việc hiểu đúng tự do ngôn luận không chỉ là tôn trọng quyền lợi cá nhân mà còn là sự nhận thức về trách nhiệm đạo đức và pháp luật trong việc sử dụng quyền này. Tự do ngôn luận không phải là tự do tùy tiện phát ngôn mà là một trách nhiệm được thực hiện theo các chuẩn mực pháp lý và đạo lý, qua đó góp phần bảo đảm an ninh tư tưởng-văn hóa và giữ vững ổn định trật tự xã hội.
Nhầm cương vị
“Danh chính ngôn thuận” hay “Danh có chính thì ngôn mới thuận” là câu thành ngữ để khuyên răn việc nói năng phải đúng vị trí, danh phận của mình. Vậy nhưng, trên thực tế, có những người thường xuyên nhầm cương vị, hay cố tình nhầm cương vị để đưa ra những phát ngôn "văng mạng" nhằm đạt được mục đích; trong nhiều trường hợp, đó còn là sự vi phạm kỷ luật, pháp luật trong phát ngôn.
Tuổi trẻ Công an Bình Dương kiên định với con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Tóm tắt: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH là cả quá trình luận giải công phu về con đường chân lý, giá trị khoa học và sức sống của học thuyết Mác - Lênin phục vụ cho xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử, xây dựng xã hội tốt đẹp cho xã hội loài người. Gắn lý luận với thực tiễn cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quá trình minh chứng sắc bén về mặt khoa học; một chủ đề rộng lớn”. Vì vậy, trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, trách nhiệm của thế hệ trẻ Bình Dương nói chung và Tuổi trẻ Công an nói riêng cần được thể hiện rõ, góp phần thực hiện vai trò to lớn, thông qua quá trình tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, củng cố niềm tin, giữ vững lập trường tư tưởng chính trị vững vàng.
Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc tên tuổi Hồ Chí Minh
Những đối tượng chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam ý thức rất rõ về sự ảnh hưởng to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống chính trị, văn hóa tinh thần của đất nước. Họ cho rằng sở dĩ chế độ cộng sản ở Việt Nam còn tồn tại là nhờ núp vào cái bóng thần tượng Hồ Chí Minh, nên phải xóa bỏ bằng được thần tượng ấy. Vì vậy, bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực chống phá tư tưởng Hồ Chí Minh bằng những lý lẽ khoa học, căn cứ thực tiễn là việc làm rất cần thiết hiện nay.
“Có vào, có ra”, “có lên, có xuống” không phải là “khủng hoảng thượng tầng”
(TG) - Những thay đổi nhân sự lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam đều xuất phát từ tình hình và nhiệm vụ cách mạng; từ yêu cầu về tiêu chuẩn của từng chức danh và sự gương mẫu của người cán bộ, đảng viên trong thực hiện Điều lệ Đảng, kỷ luật Đảng, các Kết luận, Quy định của Đảng, gần nhất là Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị khóa XIII về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới…
Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"
Những năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.