Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong Di chúc
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Người cho rằng, Đảng thực sự vững mạnh, đủ sức lãnh đạo cách mạng thì công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được coi là một nhiệm vụ chiến lược, một công việc thường xuyên trong quá trình vận động phát triển của cách mạng. Vì vậy, trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân nhiều tác phẩm lý luận lớn, có giá trị, trong đó có bản Di chúc. Trong Di chúc của Hồ Chí Minh, một trong những nội dung quan trọng, có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Theo Hồ Chí Minh, đó là công việc hàng đầu của Đảng, nhằm xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi.
Xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Để thực hiện có hiệu quả và thực chất chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; một trong những vấn đề mang tính căn cốt là phải xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó nền tảng, tạo sức mạnh nội sinh để mỗi cán bộ, đảng viên đấu tranh chống ảnh hưởng tiêu cực, những thói hư tật xấu, xứng đáng là đạo đức, là văn minh, là người lãnh đạo trung thành và tận tụy của nhân dân.
Kết quả và bài học kinh nghiệm học và làm theo Bác ở tỉnh Bình Dương
(HCM.VN) - Thực tiễn qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Bình Dương chủ động, nghiêm túc quán triệt, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Với nhiều cách làm sáng tạo, thực chất đã tạo được sự chuyển biến tích cực về ý thức tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong Văn kiện Đại hội XIII
(TG) - Tư tưởng về đoàn kết tôn giáo là nội dung quan trọng nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân rộng lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Xuất phát từ điều kiện thực tiễn Việt Nam và sự nhìn nhận giá trị nhân văn, tốt đẹp của tôn giáo. Hồ Chí Minh không chỉ đã nêu lên và quán triệt chỉ đạo xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, mà chính Người là tấm gương, là ngọn cờ quy tụ khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó có chức sắc và đồng bào các tôn giáo. Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nêu nhiều vấn đề thể hiện nhận thức mới, đầy đủ hơn, phù hợp hơn của Đảng về vấn đề đoàn kết tôn giáo, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước hiện nay.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong học và làm theo Bác ở Hà Nội
TTBD - Những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”(Chỉ thị 05), với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, sáng tạo, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo tập trung tuyên truyền, phổ biến những điểm mới, những nội dung cơ bản của Chỉ thị; xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình của từng địa phương, đơn vị, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô.