Viết tiếp nhật ký Thê Hệ Hồ Chí Minh
TTBD - Gần nửa thế kỷ chôn vùi trong lòng đất, cuốn nhật ký với những trang giấy ố vàng đã mục nát nhiều chỗ. Nhưng thật kỳ diệu những dòng chữ còn đọc được thấy biểu hiện hoài bão và lý tưởng sống cao đẹp của một nữ thanh niên (nữ liệt sĩ Lê Thị Thiên) trong những năm 60 thế kỷ trước. Một nhân cách sáng ngời, chất lý tưởng, tình người và ngọn lửa nhiệt tình sống không bao giờ tắt toả ra từ những trang nhật ký đã có sức cuốn hút, lan truyền kỳ diệu và sẽ còn làm xúc động và thắp lên ngọn lửa trong trái tim của thế hệ trẻ hôm nay.
Nâng cao công tác tự phê bình và phê bình
TTBD - Hình một cô du kích trẻ măng trong chiếc áo bà ba giản dị, nụ cười rạng rỡ với đôi mắt đen tròn dưới vành mũ tai bèo mềm mại, ảnh một cô gái mặc áo dài ngồi dưới gốc dừa, và ảnh một cô bé gái mặc áo đầm... Tất cả các thời điểm, nội dung sinh hoạt, học tập và công tác được ghi lại trong “Nhật ký” đúng như một cuốn phim tài liệu lịch sử quay lại quá trình hình thành và hoạt động.
Trách nhiệm tuổi trẻ và nước nhà
TTBD - Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng , ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”.
Liệt sĩ Lê Thị Thiên - ngọn lửa nhiệt huyết không bao giờ tắt
TTBD - Chỉ bằng tuổi chúng ta bây giờ, nhưng những con người ấy đã khẳng khái cất bước lên đường, đi theo tiếng gọi của non sông, đất nước. Biết bao thế hệ thanh niên đã "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu)", hy sinh cả tuổi xuân của mình để góp phần tô đậm màu xanh hoà bình độc lập Tổ quốc, cho tương lai đất nước được tươi đẹp như ngày hôm nay mà chúng ta đã và đang được hưởng lấy. Một trong những con người tiêu biểu ngày ấy là nhà giáo, liệt sĩ Lê Thị Thiên - người con gái ở miền sông nước Tiền Giang. Chị đã hy sinh khi tuổi đời vừa tròn 21.
Tiếp nối lý tưởng thế hệ Hồ Chí Minh
TTBD - Sau gần 50 năm chôn vùi dưới lòng đất, cuốn nhật ký mang tên Thế hệ Hồ Chí Minh của nhà giáo - nữ liệt sĩ Lê Thị Thiên (ấp Bà Bèo, xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) được tìm thấy trên mảnh đất Bình Dương. Từ một kỷ vật những tưởng sẽ bị rơi vào quên lãng, Nhật ký Thế hệ Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn đuốc thắp lửa, soi đường cho thế hệ trẻ hôm nay. Chính từ những trang nhật ký mộc mạc nhưng đầy chất “thép” đã trở thành lý tưởng mang tầm vóc, sức nặng và sự lan tỏa cho nhiều lớp thế hệ.
Thanh niên cần kiên định, bản lĩnh trong thời đại mới
TTBD - Những người lính ấy đến từ mọi miền đất nước, mọi thành phần trong xã hội. Có thể chỉ là một sinh viên còn ngồi trên giảng đường ở tuồi hai mươi cháy bổng tình yêu thương như anh Nguyễn Văn Thạc, hay bác sĩ nhiệt tâm cứu chữa cho những chiến sĩ bị thương, bỏ lại quê nhà những người thương yêu nhất mà xông pha ra chiến trường, đối mặt bơm rơi, lửa đạn như Đặng Thùy Trâm sống mãi cùng chúng ta. Thậm chí, đấy chỉ là những người nông dân đến từ nơi vùng quê cằn cỗi, khổ nghèo như trong thơ Chính Hữu, Quang Dũng… Tất cả những trái tim trẻ trung, sôi nổi, nhiệt tình ấy đã hòa cùng chung nhịp đập, họ dấn thân vào nơi khổ đau để tìm lấy thứ ánh sáng dịu kì cho hòa bình độc lập dân tộc.
Nhật ký Thế hệ Hồ Chí Minh - Truyền lửa cho tuổi trẻ
TTBD - Trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhiều thế hệ thanh niên như chị Lê Thị Thiên đã ngã xuống trên mảnh đất hình chữ S này. Những người lính bao thời đã ngã xuống, trong số đó còn bao nhiêu cô gái như chị hy sinh thân mình thầm lặng để bảo vệ Tổ quốc? Không biết xác thân vùi lấp nơi nào? Chỉ biết mỗi ngọn cỏ, dòng sông, tấc đất và tất cả những gì chúng em có hôm nay đều có phần xương máu của các anh chị. Vậy nên nhiệm vụ của chúng em hôm nay là lần giở những trang sử oanh liệt đó để khắc ghi và làm một điều gì đó thật có ích. Làm gì đó không chỉ là cho những người đã hy sinh mà là cho chính chúng em hôm nay và thế hệ mai sau.
Tự hào tuổi trẻ Thời đại Hồ Chí Minh
TTBD - “Họ đã sống và chết. Giản dị và bình tâm. Không ai nhớ mặt đặt tên. Nhưng họ đã làm ra Đất nước” – nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng viết như vậy.