Hệ thống câu hỏi “Hội thi Thanh niên tỉnh Bình Dương chung tay cải cách thủ tục hành chính”
Hệ thống câu hỏi “Hội thi Thanh niên tỉnh Bình Dương chung tay cải cách thủ tục hành chính”
Câu 1: Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính được ban hành vào ngày, tháng, năm nào?
a) Ban hành vào ngày 14/02/2008
b) Ban hành vào ngày 14/03/2008
c) Ban hành vào ngày 24/02/2008
Câu 2: Theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ thì phản ánh, khiến nghị của cá nhân, tổ chức được thực hiện thông qua các hình thức thức?
a) Văn bản; điện thoại.
b) Điện thoại, phiếu ý kiến.
c) Văn bản; điện thoại; phiếu ý kiến.
Câu 3: Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành vào ngày tháng năm nào?
a) 22/6/2007
b) 23/6/2007
c) 24/6/2007
Câu 4: Kiến nghị về quy định hành chính là gì?
a) Là việc cá nhân, tổ chức đề xuất sáng kiến ban hành mới quy định hành chính.
b) Là việc cá nhân, tổ chức có phản ánh về quy định hành chính với cơ quan hành chính nhà nước và đề xuất phương án xử lý hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
c) Là việc cá nhân, tổ chức đề xuất phương án xử lý hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính.
Câu 5: Theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ thì cá nhân, tổ chức khi phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính phải sử dụng ngôn ngữ gì?
a) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
b) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng nước ngoài.
c) Cả a và b đều sai.
Câu 6: Theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ thì tổ chức phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính bao gồm:
a) Doanh nghiệp, hội, hiệp hội doanh nghiệp
b) Doanh nghiệp, hội, hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Câu 7: Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính được ban hành và có hiệu lực vào ngày, tháng, năm nào?
a) Ban hành vào 18/6/2010 và có hiệu lực từ ngày 14/10/2010
b) Ban hành vào 08/6/2010 và có hiệu lực từ ngày 14/10/2010
c) Ban hành vào 28/6/2010 và có hiệu lực từ ngày 14/10/2010
Câu 8: “Thủ tục hành chính” là gì?
a) Là quy trình, các bước thực hiện, giải quyết một việc.
b) Là các bước giải quyết công việc phục vụ công tác quản lý - điều hành của cơ quan nhà nước.
c) Là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Câu 9: Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính quy định:
a) Về kiểm soát việc quy định, thực hiện, rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
b) Quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
c) Cả 2 câu đều đúng
Câu 10: Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính không điều chỉnh:
a) Thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau không liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; Thủ tục xử lý vi phạm hành chính; thủ tục thanh tra và thủ tục hành chính có nội dung bí mật nhà nước.
b) Thủ tục hành chính giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau không liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.
c) Thủ tục xử lý vi phạm hành chính; thủ tục thanh tra và thủ tục hành chính có nội dung bí mật nhà nước.
Câu 11: Cơ quan nào có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm soát thủ tục hành chính?
a) Văn phòng UBND tỉnh.
b) Sở Tư pháp tỉnh.
c) Hội đồng nhân dân tỉnh.
Câu 12: Cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính không được thực hiện các hành vi nào:
a) Tiết lộ thông tin về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính mà mình biết được khi thực hiện thủ tục hành chính, trừ trường hợp được đối tượng thực hiện thủ tục hành chính đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện hoặc tự ý yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không nêu rõ lý do bằng văn bản;
c) Cả a và b đều đúng
Câu 13: Thủ tục hành chính được quy định phải bảo đảm các nguyên tắc nào sau đây:
a) Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.
b) Tiết kiệm chi phí và thời gian của cơ quan hành chính nhà nước.
c) Cả a và b đều đúng
Câu 14: Ngoài việc tham gia góp ý kiến về nội dung dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan nào sau đây có trách nhiệm cho ý kiến về nội dung quy định thủ tục hành chính tại dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Hội đồng nhân dân
b) Văn phòng UBND
c) Sở Tư pháp
Câu 15: Cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính phải tổ chức đánh giá tác động của quy định về thủ tục hành chính theo các tiêu chí sau đây:
a) Sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp; tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
b) Tính hợp hiến, tính hợp lý, tính hợp pháp; tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
c) Sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp hiến; tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
Câu 16: Hình thức công khai thủ tục hành chính dưới đây là quy định bắt buộc:
c) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ
b) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
c) Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Câu 17: Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính có trách nhiệm gì sau đây:
a) Sử dụng, bố trí cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, văn hóa giao tiếp chuẩn mực, đủ trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực phù hợp để thực hiện thủ tục hành chính.
b) Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức có liên quan.
c) Cả a và b đều đúng
Câu 18. Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 ban hành vào ngày tháng năm nào?
a) Ngày 30/12/2010
b) Ngày 01/01/2011
c) Ngày 08/11/2011
Câu 19. Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 có bao nhiêu nhiệm vụ CCHC?
a) 4 nhiệm vụ
b) 5 nhiệm vụ
c) 6 nhiệm vụ
Câu 20. Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 được chia làm mấy giai đoạn, cụ thể giai đoạn nào?
a) 2 giai đoạn: từ năm 2010-2015 và 2016-2020.
b) 2 giai đoạn, từ năm 2011-2015 và 2016 - 2020.
c) 2 giai đoạn, từ năm 2011-2016 và 2017 - 2020.
Câu 21. Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đề ra mấy giải pháp thực hiện?
a) 6 giải pháp
b) 7 giải pháp
c) 8 giải pháp
Câu 22. Nhiệm vụ trọng tâm của chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 là gì?
a) Cải cách thủ tục hành chính; cải cách thể chế; cải cách tài chính công.
b) Cải cách thể chế; cải cách bộ máy hành chính; nâng cao chất lượng CCHC.
c) Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.
Câu 23. Cải cách nền hành chính nhà nước là:
a) Là một quá trình thay đổi cơ bản, lâu dài, liên tục cơ cấu quyền lực và tất cả các hoạt động có ý thức của bộ máy nhà nước.
b) Là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính của bộ máy nhà nước.
c) Câu a và b đúng.
Câu 24. Theo quy định của Quyết định số 93/2007/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ thì có mấy nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông?
a) 4 nguyên tắc
b) 5 nguyên tắc
c) 6 nguyên tắc
Câu 25. Theo QĐ số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của Thủ tướng chính phủ, Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được áp dụng đối với?
a) Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa phương của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
c) Cả a và b đều đúng
Câu 26. UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015 kèm theo Quyết định số 1129/QĐ-UBND vào ngày, tháng, năm nào?
a) 02/5/2012
b) 03/5/2012
c) 04/5/2012
Câu 27. Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt tại Quyết định số 1129/QĐ-UBND có mấy nhiệm vụ?
a) 4 nhiệm vụ
b) 5 nhiệm vụ
c) 6 nhiệm vụ
Câu 28. Trọng tâm cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015 là gì?
a) Cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 tiến tới xây dựng chính quyền điện tử vào năm 2020.
b) Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại; cải cách thủ tục hành chính; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
c) Cải cách thủ tục hành chính; Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công; Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại; Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Câu 29. Tại Quyết định số 1129/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, cải cách thủ tục hành chính có mấy nội dung?
a) 5 nội dung
b) 6 nội dung
c) 7 nội dung
Câu 30. Tại Quyết định số 1129/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, cải cách thể chế có mấy nội dung?
a) 2 nội dung
b) 3 nội dung
c) 4 nội dung
Câu 31. Tại Quyết định số 1129/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, đề ra mấy giải pháp thực hiện?
a) 7 giải pháp
b) 8 giải pháp
c) 9 giải pháp
Câu 32. Tại Quyết định số 1129/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, đề ra mấy mục tiêu để thực hiện?
a) 6 mục tiêu
b) 7 mục tiêu
c) 8 mục tiêu
Câu 33: UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính năm 2014 vào ngày, tháng, năm nào?.
a) 29/12/2013
b) 30/12/2013
c) 31/12/2013
Câu 34. UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác Cải cách hành chính năm 2014 vào ngày, tháng, năm nào?.
a) 26/01/2014
b) 27/01/2014
c) 28/01/2014
Câu 35. Theo Kế hoạch kiểm tra công tác Cải cách hành chính năm 2014 của UBND tỉnh Bình Dương, có bao nhiêu đơn vị, địa phương được kiểm tra?
a) 12 đơn vị, địa phương
b) 13 đơn vị, địa phương
c) 14 đơn vị, địa phương
Câu 36. Mục tiêu cơ bản của hiện đại hoá nền hành chính nhà nước là:
a) Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính; Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc;
b) Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước; Các cơ quan hành chính nhà nước có trang thiết bị tương đối hiện đại.
c) Câu a và b đều đúng.
Câu 37. Một số nội dung cơ bản của cải cách tài chính công là:
a) Xoá bỏ cơ chế ‘xin-cho’. Đổi mới hệ thống định mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động của cơ quan sử dụng ngân sách.
b) Hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công; Tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế.
c) Câu a và b đúng.
Câu 38. Quy chế văn hóa công sở được ban hành kèm theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
a) 2 chương và 16 điều
b) 3 chương và 16 điều
c) 4 chương và 16 điều
Câu 39. Quy chế văn hóa công sở được ban hành kèm theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ có mấy hành vi bị cấm?
a) 3 hành vi
b) 4 hành vi
c) 5 hành vi
Câu 40. Khái niệm bao gồm trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, bài trí công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, gọi là gì?
a) Văn hoá cơ quan;
b) Văn hoá công sở;
c) Văn hoá giao tiếp;
Câu 41. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ nội vụ, quy định những việc không được làm trong xử sự của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ là gì?
a) Cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi nhiệm vụ, công vụ không được mạo danh để giải quyết công việc; không được mượn danh cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc của cá nhân.
b) Cán bộ, công chức, viên chức không được cố tình kéo dài thời gian hoặc từ chối sự phối hợp của những người trong cơ quan, đơn vị mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và của công dân khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
c) Cả a và b đều đúng
Câu 42: Phản ánh về quy định hành chính là gì?
a) Là việc cá nhân, tổ chức có ý kiến với cơ quan hành chính nhà nước về những vấn đề liên quan đến quy định hành chính, bao gồm: những vướng mắc cụ thể trong thực hiện; sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và những vấn đề khác.
b) Là việc cá nhân, tổ chức có ý kiến với cơ quan hành chính nhà nước về những vấn đề liên quan đến quy định hành chính.
c) Cả a và b đều sai
Câu 43: Phòng nào có chức năng giúp Giám đốc Sở Tư pháp tổ chức thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính.
a) Phòng Xây dựng và Thi hành Pháp luật.
b) Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính.
c) Phòng Kiểm tra văn bản.
Câu 44: Để giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức, thủ tục hành chính phải được công bố dưới hình thức quyết định nào?
a) Quyết định Cá biệt
b) Quyết định Quy phạm
c) Câu b đúng.
Câu 45. Theo QĐ số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của Thủ tướng chính phủ, quy định diện tích tối thiểu phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là?
a) Cấp tỉnh: 40m2; Cấp huyện: 80m2; Cấp xã: 40m2;
b) Cấp tỉnh: 50m2; Cấp huyện: 80m2; Cấp xã: 50m2;
c) Cấp tỉnh: 60m2; Cấp huyện: 80m2; Cấp xã: 60m2;
Câu 46. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trẻ đối với công việc được biểu hiện thông qua việc:
a) Tích cực nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho công việc, xã hội; xây dựng tác phong làm việc khoa học, đảm bảo thực hiện công việc đúng tiến độ, đạt yêu cầu chất lượng.
b) Tận tâm phục vụ nhân dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; tư vấn trung thực, giải thích kịp thời, chu đáo những thắc mắc của người dân theo yêu cầu công việc.
c) Tận tâm với công việc, hoàn thành tốt công việc được cơ quan, đơn vị phân công; tích cực đề xuất các sáng kiến, giải pháp góp phần triển khai hiệu quả công việc với chất lượng tốt nhất.
Câu 47. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bình Dương đã ban hành hướng dẫn triển khai phong trào “3 trách nhiệm” từ năm:
a) 2009
b) 2011
c) 2014
Câu 48. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trẻ đối với bản thân được biểu hiện thông qua việc:
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.
b) Giữ nguyên tắc công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai khi làm việc với người dân trên cơ sở các quy định của pháp luật.
c) Tích cực nghiên cứu, đề xuất tham mưu với các cấp chính quyền giải quyết nhanh chóng các vụ việc còn tồn đọng gây khó khăn cho người dân.
Câu 49. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trẻ đối với nhân dân được biểu hiện thông qua việc:
a) Khả năng xử lý công việc chính xác, nhanh chóng, làm việc đến nơi, đến chốn, làm hết việc, không làm hết giờ, làm việc một cách tự giác.
b) Giữ nguyên tắc công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai khi làm việc với người dân trên cơ sở các quy định của pháp luật.
c) Cả a, b đều đúng.
Câu 50. Nội dung của phong trào 3 trách nhiệm là gì?
a) Trách nhiệm với nhân dân, công việc (cơ quan, đơn vị) và bản thân
b) Trách nhiệm với nhân loại, công việc (cơ quan, đơn vị), gia đình
c) Trách nhiệm bản thân, công việc (cơ quan, đơn vị), gia đình
Ban Tổ chức