*Hành động ngay sau Lễ khởi động
Ngay sau Lễ khởi động đã diễn ra nhiều chương trình tình nguyện, mở đầu cho mùa tình nguyện trong thời gian tới như: trao kinh phí tài trợ 3 nhà Nhân ái (trị g iá 20 triệu/nhà) cho gia đình hội viên Hội Cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn; tặng 20 suất quà cho 20 gia đình chính sách (mỗi suất quà trị giá 01 triệu đồng), 30 suất học bổng cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn (mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng); khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 400 lượt bà con nhân dân nghèo.; trao tặng 20 kính mắt thần, 20 phần quà cho 20 người khiếm thị và có hoàn cảnh khó khăn.
|
Trao quà tặng quà cho 20 gia đình chính sách khó khăn tại Cao Bằng
|
Phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình “Mang âm nhạc đến bệnh viện” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng; tổ chức hướng dẫn lái xe an toàn cho 400 Đoàn viên, thanh niên; trao tặng 02 bộ lọc nước, 01 bộ âm thanh cho trường cấp 1 - 2 xã Quang Trung; trao tặng 20 chăn ấm và 100 bộ quần áo ấm cho bà con khó khăn của xã Quang Trung.
17 đơn vị tình nguyện của Mạng lưới các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện miền Bắc triển khai chương trình “Vì đàn em thân yêu” đã trao tặng 1 tấn quần áo ấm, 350 phần quà gồm khăn quàng đỏ, đồ dùng học tập, bánh kẹo, sữa và 10 suất quà (mỗi suất trị giá 200.000 đồng) cho học sinh khó khăn, 1 tấn gạo cho bà con nghèo, sửa chữa, lắp đặt, thay thế hệ thống điện cho điểm trường, ở Cọp My, xã Quang Trung; tuyên truyền sử dụng năng lượng điện tiết kiệm, an toàn, hiệu quả cho nhân dân địa phương; vệ sinh điểm trường, lắp đặt bạt xung quanh các phòng học nhằm giảm thiểu gió lùa ảnh hưởng đến việc học và sức khỏe của học sinh.
*Các hoạt động vì cộng đồng khác
Tại Quảng Nam: tổ chức ra quân làm 4 cây cầu tạm bắc qua 4 con suối thuộc tuyến đường từ Trung tâm huyện đi thôn Rbượp mang tên " cây cầu thanh niên tình nguyện", mỗi cầu dài khoảng 20m - 30m, rộng 2m đủ để người đi bộ và cả xe máy đi qua được.
Tỉnh đoàn Đắk Nông cũng đã tổ chức ra mắt đội thanh niên tình nguyện sơ cứu, ứng cứu nhanh tai nạn giao thông tại xã Quảng Tín, huyện Đắk R’Lấp gồm 10 thành viên. Tại Bình Phước, điểm thứ hai ra mắt Đội thanh niên tình nguyện sơ, ứng cứu nhanh tai nạn giao thông trên quốc lộ 14, tại xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng.
Tại Phú Yên: trao học bổng “Tiếp sức con ngư dân đến trường” cho 240 học sinh, sinh viên của bốn tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, trong đó mỗi suất trị giá 2,5 triệu đồng/học sinh cấp II; 3 triệu đồng/học sinh cấp III và 5 triệu đồng/sinh viên.
Tại Tp.Hồ Chí Minh: Học bổng “Ánh sen” trao cho 238 học sinh khiếm thị tại có nhiều nỗ lực trong học tập (1,5 triệu đồng/suất).
Thanh niên tỉnh Bình Thuận hưởng ứng “Ngày Chủ nhật xanh” và thực hiện công trình thanh niên đảm nhận tuyến đường thanh niên tự quản mang tên Lý Tự Trọng dài 291,69m: làm vệ sinh, thu gom rác thải, tháo gỡ biển quảng cáo trái phép dọc theo các trụ điện, tuyên tryền vận động bà con nhân dân tuân thủ các quy định của pháp luật, không lấn chiếm lồng lề đường, giữ vệ sinh thông thoáng cho tuyến đường…; bê tông hóa sân trường mẫu giáo và trao 04 Tủ sách học đường cho 04 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố. Tổng trị giá các công trình, phần việc thanh niên là 70 triệu đồng.
Trong tuần qua, tỉnh đoàn Đồng Tháp đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền về đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm điện cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh như các buổi tập huấn, thành lập “Phiên toà giả định”…
*Tấm gương tình nguyện
Phạm Quang Trưởng – chàng trai có thân hình nhỏ nhắn nhưng chất chứa những hoài bão lớn lao, luôn luôn khát khao xây dựng được một tổ chức hỗ trợ cộng đồng thông qua các chương trình giáo dục cộng đồng cùng các chuyên gia nước ngoài. Tham gia nhiều hoạt động xã hội và các chương trình thiện nguyện từ thời sinh viên, Trưởng nhận ra rằng giáo dục luôn là nền tảng cốt lõi mà con người Việt Nam luôn hướng tới. Năm 2013, với vài trò là Tổng Quản lý chương trình của tổ chức V.E.O, Trưởng cùng kết nối với các chuyên gia, các tình nguyện viên trong và ngoài nước phát triển tổ chức, phát triển dự án và thực hiện các chương trình giáo dục cho cộng đồng như hỗ trợ đào tạo kỹ năng việc làm, thực hiện những cuộc khảo sát và đánh giá tình trạng thực tế về một tổ chức doanh nghiệp xã hội hỗ trợ, nuôi dưỡng và đào tạo cho các chị em phụ nữ khuyết tật trên Mai Châu. Trong thời gian 2 năm tới, V.E.O sẽ không chỉ có ở Việt Nam mà còn có mặt trên các nước Đông Nam á khác như Lào, Campuchia, Thái Lan, Philipin.
Bùi Sỹ Tuấn Anh (1980), được gọi là “bác sỹ của cộng đồng”, Phó Trưởng khoa ngoại B1 Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương; Phó chủ tịch kiêm Phó Tổng Thư ký Hội thầy thuốc trẻ thành phố Hà Nội. Được sự ủng hộ và khích lệ của gia đình, ngay từ khi là sinh viên, chàng trai đã có mặt trong nhiều chuyến tình nguyện vùng sâu, vùng xa. Khi ra trường, trở về Hà Nội làm việc, để trau dồi nghề nghiệp và y đức, anh càng đi nhiều hơn. Dấu chân chàng bác sĩ trẻ này đã có mặt ở khắp các bản làng nơi vùng cao Tây Bắc, nơi các khu công nghiệp và chế xuất có những công nhân nghèo, nơi xóm, làng quê còn “trắng” các chương trình tư vấn sức khỏe, công tác khám chữa bệnh... Đi và cảm nhận nhiều, anh càng thấu hiểu về giá trị việc mình làm, đồng thời hiểu thêm những việc gì mình nên hoặc cấm kỵ không làm. Với những đóng góp của mình dành cho cộng đồng, anh đã giành được nhiều bằng khen của các Bộ, ngành về những thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện, điển hình là trong công tác từ thiện, nhân đạo, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. |
Nguồn doanthanhnien.vn (TT)
|