Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo: Cần cụ thể hóa chính sách hỗ trợ
Thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Quyết định 844 về phê duyệt Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (KN-ĐMST) quốc gia đến năm 2025… Phong trào KN-ĐMST đã có thêm điều kiện để phát triển mạnh.
Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. Ảnh: H.PHẠM
Còn gặp khó về vốn, thông tin…
Theo kết quả khảo sát đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) và các nhà đầu tư ởViệt Nam mới đây, hệsinh thái KN-ĐMST trong nước đang gặp phải một số khó khăn, như thiếu thông tin về các nguồn đầu tư, các chương trình và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp; thiếu vốn để triển khai các dự án kinh doanh; việc chứng minh tiềm năng phát triển để thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm từ các quỹ và các nhà đầu tư...
Tại hội thảo Giải pháp thúc đẩy phát triển hệ sinh thái KN-ĐMST vùng Đông Nam bộđược tổchức tại TP.HồChí Minh vừa qua, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường vàdoanh nghiệp khoa học vàcông nghệ (BộKhoa học vàCông nghệ) cho biết, trên thực tếcác doanh nghiệp KN-ĐMST tại Việt Nam thường phải tự lực trong vấn đề tài chính, nghĩa là họchỉ vay mượn tiền của gia đình, bạn bè để thực hiện các dự án kinh doanh của mình và thường rủi ro của việc bỏ dự án giữa chừng do thiếu vốn là rất cao.
Ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Sở Khoa học vàCông nghệ tỉnh Bình Dương cho rằng, hiện nay, thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014, những thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư đang ngày càng được đơn giản hóa, các hoạt động đầu tư cho khoa học vàcông nghệ cũng đã được quy định ưu đãi cao về đất đai, thuế. Tuy nhiên, các DNKN, nhất là DNKN vừa và nhỏ, rất khó tiếp cận nguồn vốn, nhân lực, công nghệ; cùng với đóthủtục hưởng chính sách còn rườm rà.
Hỗ trợ từ chính sách
Ông Quất cho rằng, ngoài việc cải cách hành chính, xây dựng các chính sách hỗ trợ và ưu đãi dành cho DNKN và các nhà đầu tư…, cần công nhận loại hình đầu tư mạo hiểm, đơn giản hóa thủ tục đăng ký, cung cấp tài chính hỗ trợ các cá nhân, nhóm khởi nghiệp để phát triển thành DNKN. Bên cạnh đó, cần thành lập quỹ đầu tư theo hình thức đối ứng vốn với các quỹ đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào các DNKN có tiềm năng lớn.
Ông Cường cũng đềnghị, đểchính sách KN-ĐMST cóhiệu quả thìcần cósựliên thông giữa các bộ, ngành trong việc ban hành, triển khai chính sách. Chính sách được trông chờnhiều nhất là Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa được Quốc hội thông qua, trong quá trình triển khai đề nghịTrung ương có hướng dẫn cụthể để từng địa phương có cơsởáp dụng một cách đồng bộvà kịp thời…
Theo các chuyên gia, cùng với việc tăng cường cụ thểhóa chính sách hỗtrợvềnguồn vốn, Nhànước cũng cần chútrọng hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực, nhận thức về KN-ĐMST trên địa bàn khu vực cho các chủ thể trong hệsinh thái KN-ĐMST, nhưcá nhân, nhóm, doanh nghiệp KN-ĐMST, nhà đầu tư cho KN-ĐMST… Bên cạnh đó, cần tập trung đẩy mạnh đào tạo cơ bản về KN-ĐMST, hướng tới đối tượng sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng vàđầu tư không gian hỗ trợ, kết nối, gặp gỡ, tổ chức sự kiện cho các thành phần của hệsinh thái KN-ĐMST.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, tại nhiều nước phát triển, phần lớn nguồn vốn cho khởi nghiệp đến từ doanh nghiệp, các quỹ đầu tư thiên thần. Nhà nước sẽ hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý và kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước được hiểu như “vốn mồi”, phần còn lại phải huy động được từ xã hội. Và đó mới chính là con đường đi của các startup (khởi nghiệp). Nguồn “vốn mồi” của Nhà nước khiến các nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm và những người có nguồn lực cảm thấy yên tâm hơn, từ đó ủng hộ và đầu tư cho các ý tưởng sáng tạo.
Nguồn: BDO (MH)