Bế mạc Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa VIII: Thông qua nhiều nghị quyết quan trọng
Sáng qua (10-12), kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa VIII tiếp tục ngày làm việc thứ 3. Trong phiên họp này, HĐND tỉnh đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm 13 chức danh do HĐND tỉnh bầu. Tiếp đó, HĐND tỉnh đã xem xét, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng và tiến hành bế mạc kỳ họp.
Thông qua 22 nghị quyết
Trong phiên bế mạc, HĐND tỉnh đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng. Đó là các Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; Nghị quyết về Chương trình hoạt động và giám sát của HĐND tỉnh năm 2015; Nghị quyết về dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách năm 2015; Nghị quyết về kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015; Nghị quyết về Chương trình phát triển nhàở tỉnh Bình Dương đến năm 2030; Nghị quyết về bảng giá các loại đất áp dụng từ ngày 1-1-2015 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Nghị quyết về tổng biên chế công chức tỉnh Bình Dương năm 2015…
Thay đổi giờ làm việc hành chính trên địa bàn tỉnh
HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về việc thay đổi giờ làm việc hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, kể từ ngày 1-1-2015, giờ làm việc hành chính vào buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút; buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ. Đối tượng áp dụng là UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (sở, ngành), các cơ quan chuyên môn cấp huyện (phòng, ban); các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện hoạt động có tính chất hành chính; các tổ chức chính trị, đoàn thể, chính trị xã hội hoạt động mang tính chất hành chính. Quy định này không áp dụng cho trường học, bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khu vực và lực lượng công an, quân sự.
|
Trong năm 2015, tổng nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh là 5.000 tỷđồng. Theo đó, vốn tỉnh quản lý 3.000 tỷđồng; vốn do huyện, thị, thành phố quản lý 2.000 tỷđồng… Về phát triển nhàở, trong giai đoạn 2016-2020, diện tích nhàở bình quân toàn tỉnh là 30m2/người (diện tích nhà ở tối thiểu là 8,2m2/người), trong đó khu vực đô thị là 31,4m2/người; khu vực nông thôn là 24,1m2/người; nâng tỷ lệ nhàở kiên cố toàn tỉnh lên 50%, đồng thời giảm tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố xuống 0,7%. Tổ chức triển khai thực hiện công tác phát triển nhà ở công vụ, nhàở người có công với cách mạng, nhà ở người thu nhập thấp tại đô thị, nhà ở công nhân, nhàở sinh viên, nhà xã hội khác và nhà tái định cư. Tiếp tục phát triển nhàở thương mại; thực hiện việc quản lý quỹđất 20% trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới để xây dựng nhà ở xã hội; tăng tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt 22%... Đến năm 2030, diện tích nhàở bình quân toàn tỉnh là 33m2/người (diện tích nhà ở tối thiểu là 12,8m2/người); trong đó khu vực đô thị là 34,3m2/người, khu vực nông thôn là 25,8m2/người; nâng tỷ lệ nhàở kiên cố toàn tỉnh lên 80%, đồng thời giảm tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố xuống 0,5%...
Các đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp lần thứ 13, HĐND tỉnh khóa VIII. Ảnh: Q.CHIẾN
Nghị quyết về tổng biên chế công chức tỉnh Bình Dương năm 2015 cũng giao biên chế công chức cho các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh là 1.986 biên chế; trong đó, quản lý nhà nước cấp tỉnh 1.283 biên chế, quản lý nhà nước cấp huyện 703 biên chế; giao chỉ tiêu địa phương cho các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh là 643 chỉ tiêu; trong đó, quản lý nhà nước cấp tỉnh 191 chỉ tiêu và quản lý nhà nước cấp huyện 452 chỉ tiêu...
Năm 2015: Chỉ tiêu kinh tế -xã hội đặt ra cao hơn
Giáo viên mầm non mới ra trường được hưởng 100% bậc lương khởi điểm
Theo Nghị quyết về việc Quy định chính sách hỗ trợ đối với viên chức ngành giáo dục - đào tạo và dạy nghề tỉnh Bình Dương được HĐND tỉnh thông qua, từ ngày 20-12-2014, viên chức phụ trách công tác thư viện tại các cơ sở giáo dục - đào tạo và dạy nghề công lập thuộc tỉnh quản lý (bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học) được hưởng hỗ trợ 0,2 lần mức lương cơ sở/người/tháng. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn dạy lớp tiểu học có số học sinh vượt từ 20% trở lên so với số học sinh/lớp theo quy định được hưởng hỗ trợ thêm 18 giờ dạy/giáo viên/tháng (cách tính như phụ cấp tiền dạy thêm giờ). Thời gian hưởng 9 tháng/năm.
Đặc biệt, đối với giáo viên mầm non mới ra trường, trong thời gian tập sự được hỗ trợ thêm 15% cho đủ 100% lương bậc khởi điểm và phụ cấp (nếu có). Hỗ trợ 0,5 lần mức lương cơ sở/người/tháng đối với cán bộ quản lý, giáo viên mẫu giáo và 0,7 lần mức lương cơ sở/người/tháng đối với giáo viên nhà trẻ (bao gồm cả giáo viên trong thời gian tập sự) với thời gian hỗ trợ là 5 năm.
|
Theo Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, mục tiêu tổng quát được đề ra là đẩy mạnh thực hiện các chương trình hành động đột phá của tỉnh gắn với các nhiệm vụ nhằm tái cơ cấu phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, dịch vụ tạo tiền đề đưa tỉnh trở thành đô thị công nghiệp theo hướng văn minh, hiện đại. Triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương về tái cơ cấu đầu tư, doanh nghiệp, thị trường tài chính. Bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Cụ thể, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 13% so với năm 2014. Tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu kinh tế tương ứng đạt 60,3% - 37,0% - 2,7%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,5%. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng 4%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 26% so với năm 2014. GDP bình quân đầu người khoảng 73 triệu đồng/năm. Tổng thu ngân sách đạt 34.000 tỷđồng. Tổng chi ngân sách 13.000 tỷ đồng.
HĐND tỉnh cũng đã thống nhất các chỉ tiêu: Tạo việc làm cho 40.000 - 45.000 laođộng; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 65%. Tỷ lệ hộ nghèo còn lại đạt dưới 1%... Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý đạt 90%. Tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý 100%. Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung 100%...
Đánh giá về những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, các đại biểu HĐND cho rằng, các chỉ tiêu đặt ra đều cao hơn năm 2014. Chính vì vậy, UBND tỉnh phải có những biện pháp quyết liệt trong điều hành, chỉđạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể, đồng bộđể bảo đảm thực hiện thắng lợi nghị quyết. Các đại biểu cũng bày tỏ sự tin tưởng với nhiều giải pháp của UBND, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 sẽ hoàn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Các đại biểu thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu.Ảnh: Q.CHIẾN
Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hộichủ yếu trong năm 2014
Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 13% (đạt kế hoạch đề ra); cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 60,8%- 36,2% - 3% (kế hoạch là 60,4% - 36,4% - 3,2%); GDP bình quân đầu người đạt 61,2 triệu đồng/năm (kế hoạch 60 triệu đồng); giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,6% (kế hoạch 16%); kim ngạch xuất khẩu tăng 17,5% (kế hoạch 16,5%); tổng thu ngân sách đạt 32.000 tỷ đồng (kế hoạch 31.500 tỷ đồng); thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1,530 tỷ USD (kế hoạch 1 tỷ USD); tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia là 58,92% (kế hoạch 56%); tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới của tỉnh còn 1,52%; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 95,2%.
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong năm 2015
Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 13% so với năm 2014; cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 60,3% - 37% - 2,7%; GDP bình quân đầu người 73 triệu đồng/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng 15,5%; tổng thu ngân sách đạt 34.000 tỷ đồng; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1 tỷ USD; tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia là 65%; tỷ lệ hộ nghèo còn lại dưới 1%; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý là 97%.
Nguồn: baobinhduong.vn (TA)