Công tác phòng chống (PC) HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, dịch HIV/AIDS vẫn còn đe dọa đến hạnh phúc của nhiều gia đình. Một xã hội không HIV/AIDS là mong muốn của tất cả chúng ta. Cùng với cả nước, Bình Dương đang ra sức phấn đấu, thực hiện tốt các chương trình nhằm hưởng ứng mục tiêu 90-90-90 của Liên hiệp quốc, hướng tới kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.
Công tác PC HIV/AIDS đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia
nhiệt tình của người dân. Trong ảnh: Các thành viên nhóm tổ chức cộng đồng tại
Bình Dương
HIV/AIDS có dấu hiệu gia tăng
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên trên địa bàn tỉnh được phát hiện vào năm 1993. Lũy kế đến cuối tháng 10-2014, Bình Dương đã phát hiện 3.223 trường hợp nhiễm HIV, nâng số người nhiễm HIV từ đầu dịch đến nay là 7.951 người; trong đó, có 1.108 người đã tiến triển sang giai đoạn AIDS, nâng số lũy kế lên 2.618 người và có 567 người tử vong. Đường lây nhiễm cao nhất vẫn là đường máu (78,72%) trên người tiêm chích ma túy (TCMT), quan hệ tình dục (19,86%) và cuối cùng là mẹ truyền sang con (1,37%). Trong những năm gần đây, tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS có dấu hiệu gia tăng qua đường tình dục.
Đánh giá về thực trạng HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, bác sĩ (BS) Nguyễn Kiều Uyên, Giám đốc Trung tâm PC HIV/AIDS, cho biết so với cùng kỳ năm 2013, năm nay, số phát hiện HIV tăng, số chuyển AIDS tăng và số tử vong do AIDS cũng tăng. Nguyên nhân là do số phát hiện HIV mới tăng. Ngoài ra, số người được làm xét nghiệm năm nay cũng nhiều hơn năm trước, có tính chủ động và hướng tới các đối tượng nguy cơ cao tập trung hơn. Người dân đã chủ động trong tiếp cận các dịch vụ HIV/AIDS. Công tác rà soát và cập nhật số liệu khá đầy đủ góp phần phản ánh sát với thực tế.
Nhiều chương trình PC HIV/AIDS
Căn bệnh HIV/AIDS đến nay vẫn chưa cóthuốc chữa. Biện pháp chủyếu trong công tác PC HIV/AIDS chính làtruyền thông, vận động cộng đồng thực hiện các biện pháp dựphòng. Tại Bình Dương, công tác truyền thông thay đổi hành vi được triển khai rộng từ tuyến tỉnh, xuống tuyến huyện và xã, phường. Hoạt động truyền thông đã nhận được sự phối hợp của nhiều tổchức, ban ngành, đoàn thểvà thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia.
Bên cạnh đó, việc tăng cường giám sát phát hiện ca nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng thông qua công tác tư vấn, xét nghiệm tựnguyện cũng được đẩy mạnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 phòng VCT tại TP.ThủDầu Một, TX.DĩAn, TX.Thuận An và TX. Bến Cát. Thông qua hoạt động này, khách hàng được tư vấn, cung cấp các thông tin vềphòng ngừa lây nhiễm HIV, các dịch vụhỗ trợvà được xét nghiệm hoàn toàn miễn phí.
Giúp người nhiễm nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tác hại của căn bệnh HIV/AIDS, công tác chăm sóc, điều trịcho người nhiễm HIV/AIDS trong thời gian qua cũng đặc biệt được chútrọng. Thông qua việc chăm sóc, điều trị, người nhiễm được tư vấn giảm nguy cơ, thực hiện các hành vi an toàn nhằm phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS cho người khác; được cung cấp thuốc kháng virus, thuốc chống nhiễm trùng cơ hội vàcác chăm sóc, hỗ trợkhác. Công tác chăm sóc, điều trị hiện đang triển khai tốt tại khoa nhiễm, khoa sản, khoa nhi thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh; khoa nội, khoa sản và 7 trạm y tế phường thuộc Trung tâm Y tế Dĩ An... Ngoài ra, còn có nhóm chăm sóc tại nhà nhằm hỗtrợ tốt hơn cho bệnh nhân trong điều trị và các cán bộ chuyên trách ở tuyến xã, phường cùng hỗtrợ...
Vì một xã hội không HIV/AIDS
Để đạt được mục tiêu toàn cầu kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030, Liên hiệp quốc đã kêu gọi các quốc gia cần nỗlực thực hiện được mục tiêu 90-90-90 trong phòng, chống HIV/AIDS. Việt Nam là một trong số các nước đã tham gia ký kết hưởng ứng mục tiêu này. Cụ thể, mục tiêu đến năm 2020 có 90% số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm của họ, 90% số người chẩn đoán nhiễm HIV được duy trì điều trị ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV có mức ức chế virus ổn định. Nếu các quốc gia đạt được 3 mục tiêu 90-90-90 thì có thể phát hiện được hầu hết những người nhiễm HIV trong cộng đồng; điều trị được những người nhiễm HIV với kết quả điều trị tốt, giảm tối đa khả năng lây nhiễm HIV cho người khác, người đã nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh. Từ đó, có thể đạt được mục tiêu là kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.
Trong những năm qua, Bình Dương đã và đang triển khai khá tốt công tác PC HIV/AIDS trên địa bàn. Hướng tới mục tiêu 90-90-90 mà Việt Nam đã tham gia ký kết, hiện nay ngành y tế đã và đang hoàn tất, điều chỉnh kế hoạch PC HIV/AIDS tới năm 2020, tầm nhìn 2030 và Đề án bảo đảm tài chính trong công tác PC HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020 để trình UBND tỉnh phê duyệt. “Đây được xem là hai điểm nhấn chủ đạo, là tiền đề để Bình Dương có thể đạt được mục tiêu trên”, BS Uyên cho biết. Để kết thúc dịch HIV/AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, BS Uyên cho rằng, cần tập trung chủ yếu vào 3 nhóm giải pháp chính. Thứnhất là các giải pháp chính trị, xã hội nhằm huy động các cấp, các ngành, các doanh nghiệp... quan tâm và cùng chung sức trong PC HIV/AIDS, giảm dần sự kỳ thị và tiến tới không còn sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; cần tăng cường công tác phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, quán triệt Chỉ thị 54-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo PC HIV/AIDS trong tình hình mới. Thứhai là các giải pháp chuyên môn kỹ thuật. Truyền thông phải đúng, đủ rộng và có hiệu quả để làm thay đổi hành vi nguy cơ sang hành vi an toàn và có thái độ ứng xử đúng về HIV/AIDS. Song song đó, mở rộng các dịch vụ can thiệp giảm hại như bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị Methadone... bằng nhiều hình thức, nhất là xã hội hóa các hoạt động này trong tương lai. Song song đó, cần tăng cường và mở rộng dịch vụ chẩn đoán, điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; tăng cường chất lượng và mở rộng dịch vụ tư vấn HIV/AIDS và tư vấn xét nghiệm tự nguyện; dự phòng tốt việc lây nhiễm HIV qua các dịch vụ xã hội và y tế. Công tác điều trị, chăm sóc toàn diện và giảm tác động của đại dịch HIV/AIDS cần chú trọng dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Và sau cùng là làm tốt công tác giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình PC HIV/AIDS. Thứba là các giải pháp hợp tác quốc tế, hướng tới tăng nguồn lực, đào tạo, hỗtrợ kỹ thuật và chuyển giao các công nghệ hiện đại trong PC HIV/AIDS ngày một hiệu quả.
HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc. HIV/AIDS tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội của đất nước. Do đó, PC HIV/AIDS phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài cần phải tăng cường quản lý, chỉ đạo, phối hợp liên ngành và huy động mọi người dân, toàn xã hội tham gia. Không riêng gì Trung tâm PC HIV/AIDS hay ngành y tế, mà còn đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bởi chỉ khi cả hệ thống chính trị thực sự vào cuộc và đầu tư đúng mức thì công tác PC HIV/AIDS chắc chắn sẽ thành công.
Nguồn baobinhduong.vn (TT)